Giới thiệu

Phòng thí nghiệm Trọng điểm ĐHQG-HCM Công nghệ Hóa học và Dầu khí (Key CEPP Lab) Trường Đại học Bách khoa với PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu là Trưởng PTN. Key CEPP Lab hiện có 10 Nghiên cứu viên, 03 Nghiên cứu sinh, hơn 30 học viên cao học và sinh viên đang làm việc, học tập và nghiên cứu.

Các hướng nghiên cứu chính của Key CEPP Lab bao gồm tổng hợp và ứng dụng vật liệu tiên tiến trong năng lượng bền vững, môi trường và y tế. Trong suốt 14 năm hình thành và phát triển, Key CEPP Lab đã đào tạo hàng trăm kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ trong đó có rất nhiều Nghiên cứu sinh, học viên tốt nghiệp loại xuất sắc và trở thành lực lượng cán bộ trẻ nòng cốt tại các đơn vị trường học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhờ có bước đệm vững chắc từ đây, nhiều học viên, sinh viên đã tiếp tục hành trình chinh phục những đỉnh cao khoa học tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Đài Loan.

Về nghiên cứu khoa học, Key Cepp Lab đã công bố các kết quả trên các tạp chí quốc tế uy tín. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như bài báo có tiêu đề “Green synthesis of carbon-doped zinc oxide using Garcinia mangostana peel extract: Characterization, photocatalytic degradation, and hydrogen peroxide production” đăng trên tạp chí Journal of Cleaner Production (Q1 IF 11.072), “Sustainable synthesis of cellulose-derived magnetic iron oxide/sulfonated graphene oxide-like material from corncob for conversion of hemicellulose to furfural” đăng trên tạp chí Fuel (Q1, IF 8.0).

Đây là những minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của tập thể nghiên cứu viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tại Key CEPP Lab với tinh thần cống hiến hết mình cho khoa học dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Mai Thanh Phong và thầy PGS. TS Nguyễn Hữu Hiếu. “Lighten your passion” luôn là kim chỉ nam trong định hướng hoạt động của PTN nhiều năm qua. Với tất cả sự đam mê, nhiệt huyết và nghiêm túc, Key CEPP Lab luôn tin tưởng và hi vọng sẽ còn đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong tương lai.

Về chúng tôi

Dự án

Hướng nghiên cứu chủ yếu về vật liệu kim loại, oxit kim loại, các chất bán dẫn, carbon aerogel, furfural, ... ứng dụng trong xử lý môi trường, xúc tác, sinh học, thực phẩm, năng lượng ...

Nhằm đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học, lab chúng tôi đã tham gia và thực hiện các đề tài/dự án ở các cấp khác nhau, tiêu biểu là những dự án sau

Hiện tại, lab chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện các đề tài/dự án khác nhau và sẽ được tiếp tục cập nhật.

Công bố khoa học

Với đội ngũ Nghiên cứu viên có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao được công bố trên các tạp chí quốc tế lớn, thuộc các nhà xuất bản như Elsevier, Springer, Wiley, Royal Science Chemistry, ...

Một số nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí có chỉ số IF (Impact Factor) cao, được nhiều nhà khoa học quan tâm như Journal of Cleaner Production (IF 11.1), International Journal of Biological Macromolecules (IF 8.2), Fuel (IF 7.4), ...

Giải thưởng công bố xuất sắc

Tại Hội nghị thường niên được tổ chức vào sáng 22/12, ĐHQG-HCM đã trao Giải thưởng KH&CN thường niên cho 54 nhà khoa học, 7 tập thể nghiên cứu có nhiều đóng góp trong hoạt động KH&CN năm 2023.

Trong đó, Phòng thí nghiệm trong điểm ĐHQG - Công nghệ hoá học và dầu khí (Key CEPP Lab) thuộc trường Đại học Bách khoa - ĐHQG-HCM được nhận giải thưởng "Tập thể có thành tích công bố khoa học xuất sắc".

Theo đó, trong năm 2023, Key CEPP Lab đã công bố 51 bài báo nghiên cứu khoa học (SCI, SCIE, Scopus), với 3 bài thuộc top 20 Q1, 20 bài Q1, 25 bài Q2 và 3 bài Q3/Q4); ngoài ra, Key CEPP Lab cũng xuất bản 1 sách chuyên khảo; hoàn thành 6 đề tài NCKH cấp ĐHQG và cấp TP, đào tạo 5 NCS, 6 Thạc sĩ và 11 cử nhân.

PGS.TS Vũ Hải Quân và PGS.TS Nguyễn Minh Tâm trao giấy khen cho đại diện các tập thể có thành tích khoa học xuất sắc.